![]() |
Chứng kiến cảnh đó, tôi càng day dứt ân hận vì lừa dối anh, muốn bù đắp cho anh thật nhiều. Sau này, chúng tôi có thêm 2 cậu con trai.
Các con tôi ngày một lớn khôn, tình cảm vợ chồng nồng ấm. Gần đây, vợ chồng tôi chuyển đến sống trong căn hộ chung cư cao cấp. Không ngờ, tại đây, tôi gặp lại tình cũ. Vợ chồng anh ở tầng dưới.
Phút giây gặp lại, tôi bối rối nhưng giả vờ như không hề quen biết. Người tình cũ thì không như vậy.
Vợ chồng anh kết hôn nhiều năm vẫn không có con. Vợ anh gặp vấn đề sức khỏe nên khó mang thai. Khi chạm mặt con gái tôi, anh ngờ ngợ đó là giọt máu của mình nên hẹn gặp tôi bằng được.
Anh không ngần ngại đặt câu hỏi nghi vấn về con. Vì con bé khá giống anh. Trước sự truy vấn của tình cũ, tôi đành phải thừa nhận, năm đó, tôi có thai nhưng sợ đổ vỡ gia đình nên không cho anh biết. Tôi xin anh kín miệng, không làm xáo trộn cuộc sống của tôi và con.
Thế nhưng, tình cũ nói rằng, niềm khao khát của anh bao lâu nay là được làm cha. Giờ biết có con, anh không thể làm ngơ.
Anh hay nhắn tin, rủ mẹ con tôi ra nhà sách, rồi tìm cách làm quen cả với chồng tôi. Nhiều lần anh còn lấy cớ có chai rượu quý, rủ chồng tôi mua mồi về nhà nhậu. Lễ Tết, anh đều lấy cớ mua quà tặng cả nhà tôi, lên nhà tôi chơi nhưng thực chất là tìm cơ hội trò chuyện, gặp mặt con gái.
Tôi phát bực vì hành động của anh ta. Đêm xuống, nghĩ đến việc, chồng tôi phát hiện ra sự việc, hôn nhân đổ vỡ mà người tôi run lẩy bẩy.
Suốt nhiều năm bên nhau, tôi chưa bao giờ nói dối chồng, trừ việc này. Nếu vỡ lở ra, mọi niềm tin anh dành cho tôi sẽ tan biến hết.
Tôi quyết định hẹn tình cũ ra ngoài trao đổi, yêu cầu anh không làm phiền gia đình tôi nữa.
Đáp lại, anh bày tỏ ý định, muốn nhận con, cho con đổi sang họ anh. Tôi thấy anh thật nực cười. Bao nhiêu năm không nuôi dạy, giờ thấy có đứa con gái lớn khôn, xinh xắn thì đòi nhận.
Đành rằng là do tôi sai, không cho anh biết sự tồn tại của cháu nhưng hiện tại mẹ con tôi đang sống hạnh phúc, anh nên nghĩ vì con bé. Nếu con biết sự thực về thân phận của mình, chắc sẽ sốc lắm.
Chuyện đổi họ cho con cũng vậy. Con bé rõ ràng là mang họ chồng tôi, được chồng tôi nuôi từ tấm bé. Giờ anh đòi đổi họ cho nó thì mọi chuyện sẽ bung bét hết.
Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên, giúp tôi gìn giữ gia đình. Xin cảm ơn!
Một lần trở về nhà với bộ dạng xộc xệch, anh ấy đã thú nhận với tôi như vậy. Điều đó làm tôi sốc, đau thấu tận tâm can.
" alt=""/>Tâm sự của người phụ nữ ngoại tình, có con riêngAnh bảo tuy lo sợ, và có phần mất bình tĩnh, nhưng vẫn tìm cách đánh lạc hướng và kết thúc cuộc gọi với người kia. Và anh chưa chuyển tiền theo yêu cầu của họ. Trước khi gọi cho tôi, anh cũng đã gọi cho một người anh quen biết, đang công tác tại Công an tỉnh để nhờ tư vấn, hiến kế và đã được người này cung cấp các thông tin cần thiết, giải thích các quy định của pháp luật liên quan và trấn an.
Tuy vậy, do chưa an tâm, anh gọi cho tôi để được tư vấn thêm trong trường hợp nghiêm trọng này. Tôi bảo anh bình tĩnh và giải thích các khía cạnh tâm lý, pháp lý của các bên liên quan trong vụ việc, cũng như cách xử lý nếu tiếp tục có người tự xưng là công an gọi cho anh đe dọa, đòi chuyển tiền.
Anh không phải là người quen duy nhất của tôi bị gọi điện truy vấn hành vi phạm tội và yêu cầu chuyển tiền để xác minh như thế này. Bạn tôi, giáo viên một trường THCS ở thành phố Dĩ An, Bình Dương, cũng mới gọi tham vấn tôi "cách lấy lại tiền đã chuyển chuyển cho 'công an' trên mạng" sau khi biết mình đã bị lừa.
Cũng với kịch bản tương tự như trên, đang trong buổi lên lớp, bạn tôi nhận được liên tiếp hai cuộc gọi của cùng một số lạ, tự xưng là "công an Đà Nẵng", yêu cầu xác nhận thông tin thân nhân và thông báo bạn có liên quan đến một vụ án rửa tiền, yêu cầu chuyển số tiền 100 triệu đồng để xác minh. Lo sợ dính dáng đến pháp luật có thể ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường, lại tin rằng mình không vi phạm pháp luật nên muốn xác minh làm rõ, đồng thời phía bên kia cũng khẳng định nếu không phạm tội thì sẽ chuyển trả lại tiền, thế là bạn tôi chuyển luôn theo yêu cầu.
Chuyển xong, về nhà kể lại câu chuyện cho chồng nghe, bạn mới vỡ lẽ rằng mình đã bị lừa. Nhận cuộc gọi, tôi cũng chia buồn với bạn, và tư vấn, hướng dẫn cho bạn tố giác tội phạm đến cơ quan Công an sở tại.
>> 'Ngân hàng cần xác thực tài khoản lừa đảo thay vì bắt nhận diện khuôn mặt'
Đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp bị lừa thông qua hình thức gọi điện thoại tự xưng công an, báo nạn nhân đang dính dáng đến pháp luật và cần hợp tác để xác minh, và yêu cầu chuyển tiền. Thủ đoạn này ngày càng phổ biến, và gây nhiều hệ lụy cho nạn nhân và xã hội.
Về mặt tâm lý, tội phạm lừa đảo trên mạng phần đông đi săn con mồi "yếu đuối" là người cao tuổi, nhất là phụ nữ, trẻ vị thành niên, hoặc những người ít hiểu biết pháp luật, không rành công nghệ. Những đối tượng này có điểm yếu tâm lý là sợ dính dáng tới pháp luật, nhất là khi nghe "công an" phán họ đang liên quan đến các vụ án nghiêm trọng về ma túy, rửa tiền... Đây là điểm yếu tâm lý chí tử mà khi tội phạm tận dụng và ra tay thì thường nạn nhân sẽ bị hạ gục.
Tội phạm lừa đảo như vô hình trên không gian mạng, chúng khuất mặt, khuất mày và kịch bản thường đơn giản, tạo tình huống và dùng giọng điệu đanh thép để dồn nạn nhân vào góc tường và ra tay. Hơn nữa chúng hù dọa nạn nhân, thao túng tâm lý đến khi con mồi sập bẫy. Vì nhiều nguyên nhân, nạn nhân khi bị lừa, đau mà không dám chữa vì sợ tốn kém bởi quy trình tố tụng, giải quyết vụ việc theo quy định mất thời gian mà chưa biết kết quả như thế nào?
Về mặt pháp luật, điểm mù dẫn nạn nhân rơi vào bẩy của tội phạm và chuyển tiền cho chúng là không nắm được quy định của pháp luật về quy trình điều tra, truy tố người phạm tội. Bộ luật Tố tụng hành sự năm 2015 quy định cơ quan điều tra, điều tra viên phải trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm; trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Như vậy, theo quy định cơ quan điều tra, điều tra viên không được kiểm tra, xác minh, giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm, khởi tố điều tra vụ án, điều tra bị can một cách gián tiếp thông qua các phương tiện điện tử như tin nhắn Zalo, Messenger, và nhất là không được gọi điện thoại để thông báo việc phạm tội, thu giữ tiền, đồ vật liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, người bị tố giác.
Việc thu giữ vật chứng, tiền, tang vật liên quan đến hành vi phạm tội phải được lập Biên bản và bảo quản theo quy định. Riêng vật chứng là tiền phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định. Theo nội dung trên thì không có việc pháp luật quy định người phạm tội, nếu có phải chuyển vật chứng hoặc tang vật là tiền qua tài khoản cho "công an" bằng cách gọi điện thoại yêu cầu.
Để tránh bị mất tiền, mọi người nên biết rằng, chứng minh một người phạm tội là việc của các cơ quan pháp luật, và theo một quy trình luật định chặt chẽ, không thể và không phải bằng một cuộc điện thoại, một tin nhắn yêu cầu cài ứng dụng hay khai báo thông tin để kiểm tra hành chính. Khi có các yêu cầu này từ người tự xưng là "công an" thì hãy nghĩ ngay đến lừa đảo và tắt điện thoại, chặn số.
Và hãy nhớ hai điều: Thứ nhất, về nguyên tắc cơ quan Nhà nước không bao giờ làm việc với người dân qua điện thoại, nhất là lần đầu liên quan đến một sự việc nào đó. Thứ hai, nếu một người chưa gặp, không biết, gọi điện cho bạn thì phải bình tĩnh để xác định họ là ai? Khi chưa kiểm tra, xác định được mối quan hệ của người gọi với mình thì không trả lời, hoặc thực hiện bất cứ yêu cầu nào của họ, nếu cần hãy gọi người thân trợ giúp.
" alt=""/>Tự xưng 'công an' yêu cầu chuyển khoản 4 tỷ đồng